This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.
TOÁN THỰC HÀNH CHƯƠNG 2 . 2.1
Chương 2 . XÁC SUẤT ,
THỐNG KÊ VÀ CÁC BÀI TOÁN ỨNG DỤNG .
Bài
giảng
2.1
XÁC SUẤT ( PROBABILITY ) - ĐẠI LƯỢNG TỔ HỢP ( COMBINATORICS ) - GIÁ TRỊ KỲ VỌNG ( EXPECTED VALUE )
Chủ đề
- Khái niệm cơ bản về xác suất .
- Luật xác suất .
- Đại lượng tổ hợp , giá trị kỳ vọng .
- Xác
suất có điều kiện .
Ứng dụng
- Tung súc sắc .
- Khuyết tật trong sản xuất .
- Xổ số .
- Chơi bài .
- Tung đồng xu .
Khái niệm cơ bản
* Khaí niệm ( Thực nghiệm - Experiment – Biến cố – Luật số
lớn - Law of large number ) .
* Luật xác suất ( Biến cố không liên quan - Mutually
exclusive events )
* Đại lượng tổ hợp - Combinatorics ( Giá trị kỳ vọng -Expected
value )
* Xác suất có điều kiện - Conditional probability ( Luật
nhân xác suất -Product rule –Biến cố phụ thuộc và biến cố độc lập -Dependent
and independent events – Sơ đồ cây - Tree diagram)
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
1. Khái niệm cơ bản về xác suất .
* Thực nghiệm : là quá
trình thu được từ một sự quan sát hiện tượng nào đó .
* Không gian mẫu - Sample space : kí hiệu S gồm
các thu hoạch khả dĩ của thực nghiệm .
* Biến cố : là tập con
E của không gian mẫu S .
Ví dụ .
Thực nghiệm ( experiment ) tung súc sắc .
Thu hoạch khả dĩ ( possible outcomes ) của con súc sắc đơn là các
nút 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 .
Không gian mẫu ( sample
space ) là S = {1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 }
Một số các biến cố khả dĩ như
sau :
E1 = {3} “ xuất hiện nút 3 ”
E2 = {2,4,6} “ xuất hiện các nút chẵn ”
E3 = {1,3,5} “xuất hiện các nút lẻ ”
…
Xác suất của
biến cố - Probability of an event
Ví dụ . Tung con súc sắc đồng chất . Tìm :
a.
Xác
suất xẩy ra nút 5 .
b.
Xác
suất xẩy ra nút nhỏ hơn 5 .
c.
Xác
suất xẩy ra nút lớn hơn 4 .
Lời giải .
a. Thực nghiệm ( experiment ) tung súc sắc .
Thu hoạch khả dĩ ( possible outcomes ) của con súc sắc đơn là các
nút 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 .
Không gian mẫu ( sample
space ) S = {1 , 2 , 3 , 4 , 5 ,
6 }
; n(S) = 6
Luật số lớn - Law of large numbers
Nếu thực nghiệm được lập lại rất
nhiều lần thì tần suất tương đối của một thu hoạch có xu hướng tiến dần về xác
suất của thu hoạch đó .
2. Luật xác
suất .
Luật
xác suất 1
Hai biến cố không thể xẩy ra
đồng thời được gọi là biến cố không liên quan – nghĩa là phần giao của 2 biến
cố này là Æ .
Ví dụ . Tung con súc sắc đồng chất .
Gọi E là
biến cố “ xuất hiện nút chẵn ” .
Gọi O là
biến cố “ xuất hiện nút lẻ ” .
Gọi G3 là biến cố “ xuất hiện
nút lớn hơn 3 ” .
a. E và G3 có phải là biến cố
không liên quan ?
b. E và O có phải là biến cố
không liên quan ?
Lời giải .
a.
E = {2,4,6}
; G3 = {4,5,6} => E Ç G3 = {4,6}
¹ Æ
E và G3 không phải là biến cố không liên
quan .
b.
E = {2,4,6}
; O = {1,3,5} => E Ç O = Æ
E và O
là biến cố không liên quan .
Luật xác suất 2
Ví dụ . Công ty E-Digital Ltd
sản xuất các mặt hàng TV ,
DVD . Một cuộc khảo sát về các sản phẩm gần đây chỉ
ra rằng có 5% lỗi khuyết tật của mặt hàng TV , 3% của
DVD , và 7% lỗi ít nhất một trong hai
mặt hàng này . Tìm xác suất của các sản
phẩm của E-Digital trong các trường hợp
:
a. Lỗi
cả hai sản phẩm .
b.
Không
có thuộc cả hai sản phẩm .
Lời giải .
Kí hiệu P(T)
là xác suất khuyết tật của sản phẩm TV .
P(D) là xác suất khuyết tật của sản phẩm DVD .
P(TUD)
là xác suất khuyết tật của sản phẩm TV hoặc DVD .
P(TÇD) là xác suất khuyết tật của sản phẩm TV và DVD .
Bài
toán được mô hình hóa bằng giản đồ Venn như sau
3. Các đại lượng tổ hợp ( COMBINATORICS ) - Giá trị kỳ vọng ( EXPECTED VALUE )
Liên quan giữa
xác suất và các đại lượng tổ hợp .
Tìm xác suất bao
gồm việc tìm số lần các thu hoạch khả dĩ của biến cố n(E) ( bản số của tập E ) và số các thu hoạch khả dĩ của không gian mẫu
n (S) ( bản số của tập S ) . Ta thường
dùng các định luật xác suất và các đại lượng tổ hợp như chỉnh hợp , tổ hợp … để
tính số lần các thu hoạch khả dĩ này .
Ví dụ . Georgia , Texas, California và Maryland là 4
tiểu bang của Hoa Kỳ thường tổ chức các đợt xổ số 6 / 44 ; người tham gia được chọn 6 số bất kỳ từ 1 đến
44 . Nếu 6 số này khớp với 6 số được xổ
từ lồng quay thì người chơi sẽ thắng giải . Hãy tìm xác suất thắng cuộc .
Lời giải .
Gọi E là biến cố thắng
giải , vì chỉ có 1 giải duy nhất nên
n(E) = 1 . Chọn 6 số bất kỳ từ 1 đến 44 , không có thứ tự
nên ta sẽ dùng công thức tổ hợp . Số cách chọn
Giá trị kỳ vọng - Expected Value
Giá trị kỳ vọng Ev của thực nghiệm được tính bởi
Ví dụ . Phân tích thông tin bán
hàng , một thương gia tìm thấy tiền hoa hồng thu được hằng tuần có trong bảng
xác suất sau . Tính kỳ vọng thu được
tiền hoa hồng hằng tuần .
Dùng công thức tính kỳ vọng ta có Ev
= $240 . Như vậy thương gia này có thể kỳ vọng rằng
trong tương lai sẽ thu được một khoản tiền hoa hồng trung bình là $240 / tuần .
4 . Xác
suất có điều kiện ( CONDITIONAL PROBABILITY ) - Luật nhân xác suất ( THE PRODUCT RULE ) - Biến cố phụ thuộc và biến cố độc lập ( DEPENDENT
AND INDEPENDENT EVENTS )
* Xác suất của
biến cố A với điều kiện có biến cố B kí hiệu là P(A|B)
được cho bởi công thức
Ví dụ .
Trong cuộc điều tra thực
nghiệm liên quan đến tác hại của thuốc lá , 600 người được hỏi ý kiến của họ về chất nicotine
đối với sức khỏe . Những câu trả lời của họ được chỉ ra theo số liệu trong bảng
sau
Tính xác suất của các hiện tượng
a. Câu
trả lời là "có" ; Câu trả lời là "không" .
b. Câu
trả lời là "có" từ một người nữ trong giới nữ ; Câu trả lời là "có" từ người nam
trong giới nam .
c. Câu
trả lời là "có" từ một người nữ trong số những người nói có ; Câu trả lời là "có" từ
người nam trong số những người nói có .
d. Câu
trả lời là "có" từ một người nữ trong toàn thể ; Câu trả lời là "có" từ người nam
trong toàn thể .
Lời giải .
a. Câu trả lời là "có" ; Câu trả lời là "không" .
* Xác suất câu trả lời “có ” là P(có)
= n(có) / n(S) = 418/600 » 0.70 = 70%
* Xác suất câu trả lời “không” là P( không) = n(không) / n(S) = 140/600 » 0.23 = 23%
b. Câu trả lời là "có" từ một người nữ trong giới nữ ; Câu trả lời là "có" từ người nam trong giới nam .
Từ số liệu
Nữ
|
256
|
45
|
19
|
320
|
* Xác suất là “có”từ một người nữ trong giới nữ là P(có|nữ) =
n(cóÇnữ) / n(nữ) = 256/320 » 0.80 = 80%
* Xác suất là “có”từ một người nam trong giới nam là P(có|nam) = n(cóÇnam) / n(nam) =
162/280 » 0.58 = 58%
162
|
95
|
23
|
280
|
Nói cách khác có 58% nam trả
lời “có” và 80% nữ trả lời “có” trong
cuộc khảo sát , điều này chỉ ra rằng nam và nữ giới không cùng y kiến về tác
hại của khói thuốc lá .
c. Câu trả lời là "có" từ một người nữ trong số những người nói có ; Câu trả lời là "có" từ người nam trong số những người nói có .
* Xác suất của câu trả lời từ người nữ nói “có” trong số người nói “có” , là : P(nữ|có) = n(nữÇcó) / n(có) =
256 / 418 » 0.61 = 61% . Nghĩa là
xấp xỉ 61% là nữ nói “có” trong số người nói “có” .
* Xác suất của câu trả lời từ người nam nói “có” trong số người nói “có” , là : P(nam|có) = n(namÇcó) / n(có) =
162 / 418 » 0.39 = 39% . Nghĩa là
xấp xỉ 39% là nam nói “có” trong số người nói “có” .
d. Câu trả lời là "có" từ một người nữ trong toàn thể ; Câu trả lời là "có" từ người nam trong toàn thể .
* Xác suất của câu trả lời từ người nam nói “có” trong toàn thể là P(có|nam) = n(cóÇnam) / n(S) =
162/600 » 0.27 = 27% ( không điều kiện non-conditional)
* Xác suất của câu trả lời từ người nữ nói “có” trong toàn thể P(có|nữ)
= n(cóÇnữ) / n(S) = 256/600 » 0.42 = 42% (không điều kiện non-conditional)
Luật nhân xác
suất - The Product Rule
Với mọi biến
cố A và B bất kỳ , xác suất của biến cố A và B là
Sơ đồ cây -
Tree Diagram
Ta thường dùng sơ đồ cây để
giải các bài toán cụ thể , có thể hình dung như sau
Ví
dụ . Hai lá bài được rút ra từ bộ bài 52
lá . Tính xác suất để có 2 con cơ
.
Lời giải .
Ta xét sơ đồ cây sau
Ở nhánh thứ nhất , xác suất
để có Lá 1- Cơ
là P(Lá 1- Cơ) = 13/52 .
Nhánh thứ hai , xác suất để
có Lá 2- Cơ là
P(Lá 2- Cơ| Lá 1-Cơ) = 12/51
.
Xác suất cần tìm là P(Lá 1 - Cơ và
Lá 2 –Cơ ) :
Theo công thức nhân xác
suất ,
P(Lá 1 -Cơ và Lá 2 -Cơ)
=
P(Lá 2 -Cơ | Lá 1
-Cơ) x P( Lá 1-Cơ) = 12/51 x 13/52 .
Ví dụ . Có 2 túi I và II . Túi I có 3 bi đỏ , 2 bi
vàng . Túi II có 1 bi đỏ , 4 bi vàng . Chọn một bi trong một túi bằng cách tung đồng xu .
Tính xác suất để có một bi vàng .
Lời giải .
Ta phân tích sơ đồ cây sau
Ở túi I , xác suất để có 1 bi
vàng
là P1(vàng) = ½ . 2/5
Ở túi II , xác suất để có 1 bi vàng
là P2(vàng) = ½ . 4/5
Xác suất để có bi vàng là P(vàng) = P1(vàng) + P2(vàng) = 3/5
*************************************************
Trần hồng Cơ
10/10/2012This work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 United States License.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
Albert Einstein .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn lời bình luận của các bạn .
Tôi sẽ xem và trả lời ngay khi có thể .
Thank you for your comments.
I will review and respond to these issues as soon as possible.
Trần hồng Cơ .
Co.H.Tran
MMPC-VN
cohtran@mail.com